Bối cảnh và nguồn gốc Offa_của_Mercia

Các vương quốc trong triều đại Offa

Vào nửa đầu thế kỷ VIII, người thống trị người Anglo-Saxon là vua Æthelbald của Mercia, người mà năm 731 đã trở thành vua của tất cả các tỉnh phía nam sông Humber.[1] Æthelbald là một trong những vị vua quyền lực nhất xứ Mercian trong giai đoạn từ giữa thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ thứ 9, và giai đoạn sau đó là sự suy yếu của Mercian tại vương triều Egbert của Wessex.[2]

Quyền lực và thanh thế do Offa tạo dựng đã biến ông thành một trong những vị vua quan trọng trong Sơ Kỳ Trung Cổ của nước Anh[3] mặc dù không còn tài liệu nói về tiểu sử cùng thời nói về ông còn tồn tại.[2]

Nguồn tư liệu chủ chốt cho thời kỳ này là Biên niên sử Anglo-Saxon, 1 tập hợp các biên niên sử dụng Tiếng Anh cổ thuật lại lịch sử của người Anglo-Saxon.Biên niên sử là tác phẩm của Tây Saxon, tuy nhiên nó thường bị coi là có quan điểm thiên lệch cho Wessex; do vậy nó không truyền tải chính xác sự mở rộng quyền lực của Offa, một người Mercia.[4] Sự ảnh hưởng quyền lực có thể thấy được từ tài liệu Đặc quyền của người Anglo-Saxon được viết dưới triều đại của OffaCác đặc quyền được mô tả trong tài liệu công nhận sự cai trị vùng đất của những người thừa kế, người giáo hội và những người được vua ủy quyền cấp cho đất đai.[5][6] Cuốn tư liệu ghi lại tên của cả những vị vua lệ thuộc và những lãnh chúa, danh sách để minh chứng cho nó là Văn thứ Ismere, nó mô tả Æthelric là nơi nào, con của vua Oshere của Hwicce được mô tả là subregulus", hay subking.[7][8]

Các tu sĩ và các nhà biên niên sử thế kỷ thứ 8 đã viết 1 tác phẩm lịch sử về nhà thờ nước Anh gọi là Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum; nó ghi lại các sử kiện lịch sử bắt đầu từ năm 731, nó đóng vai trò như là một trong những dữ liệu chính về lịch sử Anglo-Saxon, nó cung cấp thông tin tổng quan về triều đại Offa[9]